1. Bệnh tim mạch là gì?
Để trả lời đơn giản cho câu hỏi “bệnh tim mạch là gì?”, thì đây là một nhóm các tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc và hoạt động của tim cũng như các mạch máu, gây suy yếu khả năng hoạt động của cơ tim. Các loại bệnh lý tim mạch bao gồm bệnh lý mạch máu, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, bệnh lý tim bẩm sinh và bệnh lý tim nhiễm khuẩn.

Bệnh tim mạch có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người bệnh và cũng là bệnh lý tăng vọt ở Việt Nam trong thời gian gần đây
Bệnh tim mạch có thể dẫn đến hẹp van tim, cứng thành động mạch và tắc nghẽn các mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể, gây suy kiệt hoạt động của các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 17,9 triệu người tử vong do bệnh tim, với 85% trường hợp gây ra bởi bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ở Việt Nam, hàng năm có gần 200.000 người chết vì bệnh tim, con số này cao hơn hẳn so với tỷ lệ tử vong do ung thư. Đáng chú ý, các loại bệnh như động mạch não, mạch vành và động mạch ngoại biên đang trở nên phổ biến ở những người trẻ tuổi, dù trước đây chúng thường xuất hiện ở người cao tuổi.
Mặc dù tình trạng này đang gia tăng ở người trẻ, nhiều người thường không đánh giá cao nguy cơ của mình và do đó không thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc tầm soát sớm. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến năng suất lao động trong xã hội. Ngoài ra, các trường hợp bệnh tim mạch bẩm sinh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trong những năm đầu sau khi sinh, góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở trẻ em và người trẻ tuổi.
2. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch là gì?
Nguyên nhân gây bệnh tim mạch là gì khó chẩn đoán chính xác được, nhưng phổ biến nhất là do các thói quen sinh hoạt và chế độ ăn hàng ngày như:
- Bệnh động mạch vành: Xuất phát từ sự tích tụ các mảng chất béo trong động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch. Thói quen sống không lành mạnh như chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thiếu vận động, thừa cân và hút thuốc có thể dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Rối loạn nhịp tim: Các nguyên nhân phổ biến của rối loạn nhịp tim bao gồm hút thuốc, bệnh động mạch vành, lạm dụng ma túy, bệnh tiểu đường, dị tật tim bẩm sinh, huyết áp cao, bệnh van tim, căng thẳng, sử dụng quá nhiều rượu hoặc caffeine, cũng như một số loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, dược phẩm từ lá cây và thực phẩm chức năng.
- Dị tật tim bẩm sinh: Thường phát triển trong bụng của mẹ và thường xảy ra khoảng một tháng sau thụ thai. Nguyên nhân bao gồm bệnh lý, thuốc và di truyền.
- Bệnh cơ tim bị giãn nở: Do lưu lượng máu giảm sau khi bị tổn thương do cơn đau tim, nhiễm trùng, độc tố và một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc điều trị ung thư. Nguyên nhân có thể là di truyền từ ba mẹ.
- Bệnh cơ tim phì đại: Thường do di truyền hoặc phát triển do áp lực huyết áp cao hoặc quá trình lão hóa.
- Bệnh cơ tim cứng: Có thể xuất phát từ rối loạn mô liên kết hoặc sự tích tụ các protein bất thường (bệnh amyloidosis).
- Nhiễm trùng tim: Gồm các bệnh nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc, thường do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng xâm nhập vào tim.
- Bệnh van tim: Có thể là kết quả của dị tật van tim bẩm sinh hoặc bệnh van tim.

Hút thuốc là một trong các yếu tố gây ra bệnh tim mạch
3. Triệu chứng của bệnh tim mạch là gì?
Dưới đây là một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết sớm khả năng mắc bệnh tim mạch là gì, và khi gặp chúng, bạn nên xem xét việc thăm khám tim mạch ngay:
- Khó thở: Là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Cảm giác khó thở thường xuyên, đặc biệt khi nằm nghiêng xuống hoặc thở sâu, có thể là dấu hiệu cảnh báo.
- Cảm giác tức ngực: Phổ biến nhất trong các triệu chứng bệnh tim. Cảm giác nặng ngực, tức ngực, hoặc đau ở phần dưới xương ức, đặc biệt là khi kéo dài khoảng 10 phút, có thể là dấu hiệu cảnh báo cho cơn đau nhồi máu cơ tim.
- Phù: Mặt sưng to, mí mắt bị sưng, hoặc bàn chân sưng có thể là dấu hiệu của suy tim.
- Mệt mỏi và kiệt sức: Trong hoạt động thường ngày hoặc ngay sau khi thức dậy, mệt mỏi và kiệt sức có thể là dấu hiệu của sự thiếu máu đến tim, phổi hoặc não.
- Ho dai dẳng: Sự tích tụ máu và dịch trong phổi có thể gây ra ho dai dẳng, khó thở, và ho khi nằm.
- Chán ăn và buồn nôn: Mặc dù có nhiều nguyên nhân, nhưng cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch do sự tích tụ dịch trong gan và hệ tiêu hóa.
- Đi tiểu đêm thường xuyên: Suy tim thường làm tăng nhu cầu đi tiểu đêm do sự tích tụ nước gây sưng ở nhiều phần của cơ thể, bao gồm cả thận.
- Nhịp tim nhanh và không đều: Khi cung cấp đủ máu cho cơ thể, nhịp tim có thể tăng nhanh để tăng khả năng bơm máu, làm bạn cảm thấy lo lắng và đánh trống ngực.
- Chóng mặt và ngất xỉu: Thiếu máu đến não hoặc nhịp tim bất thường có thể gây cảm giác chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Bất kỳ bộ phận nào của tim cũng có thể gặp vấn đề
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu trên, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm và chọn bệnh viện chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh tim uy tín để đảm bảo điều trị hiệu quả.